“Chung cư” = Chung + Cư tức là một khu nhà chung bao gồm nhiều hộ dân sinh sống, cư ngụ. Những hộ này sống tách biệt, khép kín nhưng có hệ thống hạ tầng được sử dụng chung, đảm bảo, an ninh nghiêm ngặt, đồng bộ.
Với quỹ đất hạn hẹp tại các thành phố lớn hiện nay, nhu cầu về chung cư là rất lớn. Vì thế, các chủ đầu tư luôn phải cố gắng từng ngày để thiết kế tiện nghi hơn, hiện đại hơn, mang đến cho mọi người một môi trường sống bền vững và những trải nghiệm sống hoàn hảo nhất.
Trong khi đó, Căn Hộ là chỉ sản phẩm nhà ở trong một chung cư.
Quy định của pháp luật về nhà chung cư
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.
1. Định nghĩa về Nhà chung cư
Nhà chung cư là nhà trong đó có nhiều căn hộ riêng biệt, độc lập với nhau nhưng có những phần diện tích hoặc trang thiết bị sử dụng chung.
Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh.
“Nhà chung cư là nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp để ở và kinh doanh”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Tòa nhà chung cư là một khối nhà (block) độc lập hoặc một số khối nhà có chung khối đế nổi trên mặt đất được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 28/2016/TT-BXD: Cụm nhà chung cư là tập hợp từ 02 tòa nhà chung cư trở lên được xây dựng theo quy hoạch và hồ sơ dự án do cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư thuộc sở hữu của chủ nhà hoặc là sở hữu chung của tất cả các chủ sở hữu những căn hộ độc lập trong nhà chung cư đó. Phần diện tích chung này là phần sở hữu không thể phân chia.
Mọi người đều có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc sử dụng phần diện tích, trang thiết bị dùng chung trong nhà chung cư.
2. Phân biệt nhà chung cư, tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư, căn hộ chung cư
“1.4.1 Nhà có từ 2 tầng trở lên, có nhiều căn hộ, có lối đi, cầu thang chung, có phần sở hữu riêng, phần sở hữu chung và hệ thống công trình hạ tầng sử dụng chung cho các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, bao gồm nhà chung cư được xây dựng với mục đích để ở và nhà chung cư được xây dựng có mục đích sử dụng hỗn hợp. GHI CHÚ: Nhà chung cư có mục đích sử dụng hỗn hợp sau đây được gọi tắt là nhà chung cư hỗn hợp.”
(2) Căn hộ chung cư:
“1.4.6
Căn hộ nằm trong nhà chung cư hoặc nhà chung cư hỗn hợp, phục vụ mục đích để ở cho một gia đình, cá nhân hay tập thể.”
2.1 Điểm chung:
(i) Đều có phần sở hữu chung và phần sở hữu riêng. Trong đó, Phần sở hữu chung của nhà chung cư là phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư và các thiết bị sử dụng chung cho nhà chung cư đó. Phần sở hữu chung của tòa nhà chung cư là phần diện tích, các hệ thống thiết bị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu tòa nhà chung cư. Phần sở hữu chung của cụm nhà chung cư là phần diện tích, các công trình, hệ thống thiết bị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu cụm nhà chung cư, bao gồm bể nước, máy phát điện, bể phốt, máy bơm nước, sân vườn công cộng (nếu có) và các công trình, thiết bị khác được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt để sử dụng chung cho nhiều tòa nhà nhập vào cụm nhà chung cư.
Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư, tòa nhà chung cư và cụm nhà chung cư bao gồm: a) Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó; b) Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư; c) Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.
2.2 Điểm khác nhau:
Về mô hình: nhà chung cư là một nhà (từ 02 tầng trở lên); tòa nhà chung cư là một khối nhà còn cụm nhà chung cư là tập hợp của 02 hay nhiều khối nhà.
Về thủ tục: xây nhà chung cư thì phải cấp giấy phép xây dựng, xây tòa nhà chung cư và cụm nhà chung cư phải có quy hoạch và hồ sơ dự án.
3. Phần sở hữu riêng và phần sở hữu chung trong nhà chung cư
(1) Phần sở hữu riêng trong nhà chung cư bao gồm:
Phần diện tích bên trong căn hộ bao gồm cả diện tích ban công, lô gia gắn liền với căn hộ đó.
Phần diện tích khác trong nhà chung cư được công nhận là sở hữu riêng cho chủ sở hữu nhà chung cư.
Hệ thống trang thiết bị kỹ thuật sử dụng riêng gắn liền với căn hộ hoặc gắn liền với phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng.
(2) Phần sở hữu chung của nhà chung cư bao gồm:
Phần diện tích còn lại của nhà chung cư ngoài phần diện tích thuộc sở hữu riêng quy định tại (1); nhà sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư.
Không gian và hệ thống kết cấu chịu lực, trang thiết bị kỹ thuật dùng chung trong nhà chung cư.
Bao gồm khung, cột, tường chịu lực, tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, sàn, mái, sân thượng, hành lang, cầu thang bộ, thang máy, đường thoát hiểm, lồng xả rác, hộp kỹ thuật, hệ thống cấp điện, cấp nước, cấp ga, hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh, truyền hình, thoát nước, bể phốt, thu lôi, cứu hỏa và các phần khác không thuộc phần sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư.
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài nhưng được kết nối với nhà chung cư đó, trừ hệ thống hạ tầng kỹ thuật sử dụng vào mục đích công cộng hoặc thuộc diện phải bàn giao cho Nhà nước hoặc giao cho chủ đầu tư quản lý theo nội dung dự án đã được phê duyệt.
Các công trình công cộng trong khu vực nhà chung cư nhưng không thuộc diện đầu tư xây dựng để kinh doanh hoặc phải bàn giao cho Nhà nước theo nội dung dự án đã được duyệt bao gồm sân chung, vườn hoa, công viên và các công trình khác được xác định trong nội dung của dự án đầu tư xây dựng nhà ở được phê duyệt.
Chỗ để xe và việc xác định diện tích sử dụng căn hộ, diện tích khác trong nhà chung cư
– Chỗ để xe phục vụ cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư bao gồm xe ô tô, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh, xe đạp và xe cho người khuyết tật thì chủ đầu tư phải xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng, thiết kế được phê duyệt và phải được sử dụng đúng mục đích.
Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với chỗ để xe được quy định như sau:
+ Đối với chỗ để xe đạp, xe dùng cho người khuyết tật, xe động cơ hai bánh, xe động cơ ba bánh cho các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư thì thuộc quyền sở hữu chung, sử dụng chung của các chủ sở hữu nhà chung cư;
+ Đối với chỗ để xe ô tô dành cho các chủ sở hữu nhà chung cư thì người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư quyết định mua hoặc thuê; trường hợp không mua hoặc không thuê thì chỗ để xe ô tô này thuộc quyền quản lý của chủ đầu tư và chủ đầu tư không được tính vào giá bán, giá thuê mua chi phí đầu tư xây dựng chỗ để xe này.
Việc bố trí chỗ để xe ô tô của khu nhà chung cư phải bảo đảm nguyên tắc ưu tiên cho các chủ sở hữu nhà chung cư trước sau đó mới dành chỗ để xe công cộng.
– Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.
4. Ban quản trị chung cư
Ban quản trị được chủ sở hữu và những người sống tại đây bầu ra. Họ có trách nhiệm thực hiện các công việc được phân công trong hội nghị thành lập. Đó là các công việc về quản lý và sử dụng nhà chung cư.
Các nguyên tắc về quản lý và sử dụng nhà chung cư.
Quản lý phần sở hữu riêng trong nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.
Quản lý phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu.
Quản lý về bãi để xe của nhà chung cư
Quy định về nội quy quản lý nhà chung cư
Quản lý việc vận hành nhà chung cư, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hợp đồng quản lý và giá quản lý dịch vụ nhà chung cư.
Quản lý nhà các loại phí bảo trì nhà chung cư.
Tổ chức các hội nghị về nhà chung cư để ban hành, phổ biến, cập nhật tình hình về nhà chung cư.
Quy định về thành viên của các ban quản trị nhà chung cư
Các quy chế về thu – chi tài chính của ban quản trị nhà chung cư
Quản lý việc bảo trì nhà chung cư gồm các nguyên tắc, kế hoạch cùng các hạng mục bảo trì nhà chung cư, ký kết hợp đồng bảo trì và thực hiện bảo trì đối với các phần chung của chung cư. Các quy định về kinh phí bảo trì nhà chung cư.
5. Nguyên tắc quản lý và sử dụng nhà chung cư
“1. Nhà chung cư phải được sử dụng đúng công năng, mục đích thiết kế và nội dung dự án được phê duyệt.
Việc quản lý, sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ nội quy quản lý, sử dụng của từng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.
Việc đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư được thực hiện theo thỏa thuận giữa chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư với đơn vị quản lý vận hành trên cơ sở các quy định của pháp luật về nhà ở. Việc sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư phải bảo đảm đúng mục đích, công khai, minh bạch, theo đúng quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; việc đóng góp các khoản phí, lệ phí trong quá trình sử dụng nhà chung cư phải tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư phải đóng kinh phí bảo trì, kinh phí quản lý vận hành, kinh phí hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư và các khoản phí, lệ phí khác trong quá trình sử dụng nhà chung cư theo quy định của Quy chế này và pháp luật có liên quan; phải chấp hành nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư, quy định của pháp luật về nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan trong quá trình quản lý, sử dụng nhà chung cư.
Ban quản trị nhà chung cư thay mặt cho các chủ sở hữu, người đang sử dụng để thực hiện các quyền và trách nhiệm liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật về nhà ở và Quy chế này; trường hợp nhà chung cư không bắt buộc phải thành lập Ban quản trị theo quy định của Luật Nhà ở thì các chủ sở hữu, người đang sử dụng tự thỏa thuận phương án quản lý nhà chung cư.
Các tranh chấp, khiếu nại liên quan đến việc quản lý, sử dụng nhà chung cư được giải quyết theo quy định của Luật Nhà ở, Quy chế này và pháp luật có liên quan.
Mọi hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng nhà chung cư phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.”
Khi xây dựng nhà chung cư cần tuân thủ những yêu cầu gì về kết cấu?
Căn cứ tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 04:2021/BXD về Nhà chung cư, yêu cầu về kết cấu quy định đối với nhà chung cư được nêu cụ thể như sau:
“2.3 Yêu cầu về kết cấu
2.3.1 Kết cấu nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong thời gian thi công và khai thác sử dụng phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) An toàn chịu lực: phải thiết kế và xây dựng đảm bảo khả năng chịu lực, đảm bảo ổn định, chịu được các tải trọng và tổ hợp tải trọng bất lợi nhất tác động lên chúng, kể cả tải trọng theo thời gian, trong đó các tải trọng liên quan đến điều kiện tự nhiên của Việt Nam (gió bão, động đất, sét, ngập lụt) được lấy theo QCVN 02:2009/BXD.
b) Khả năng sử dụng bình thường: phải duy trì được điều kiện sử dụng bình thường, không bị biến dạng và suy giảm các tính chất khác quá giới hạn cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng cho công trình.
c) Đảm bảo khả năng chịu lửa: Các kết cấu, vật liệu kết cấu của nhà phải đảm bảo yêu cầu về tính chịu lửa và tính nguy hiểm cháy theo QCVN 06:2021/BXD.
d) Tuổi thọ thiết kế:
Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải được tính toán đảm bảo tuổi thọ thiết kế tối thiểu 50 năm (ngoại trừ các trường hợp khác do người quyết định đầu tư/chủ đầu tư quyết định phù hợp với thời gian khai thác sử dụng công trình).
Kết cấu của nhà phải đảm bảo độ bền lâu tương ứng với tuổi thọ thiết kế.
Tuổi thọ thiết kế của công trình phải được nêu rõ trong hồ sơ thiết kế và các hồ sơ khác của công trình theo quy định của pháp luật. Đến thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế), chủ đầu tư/người quyết định đầu tư cần có thông báo và tiến hành kiểm định, đánh giá chất lượng của công trình để có biện pháp can thiệp kéo dài thời hạn sử dụng hoặc có biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
2.3.2 Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Chuyển vị ngang tại đỉnh nhà và chuyển vị ngang tương đối giữa các tầng không được lớn hơn giá trị quy định theo tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng.
b) Gia tốc cực đại của chuyển động tại đỉnh nhà do tải trọng gió tác dụng không vượt quá giá trị quy định trong tiêu chuẩn thiết kế lựa chọn áp dụng.
2.3.3 Móng và kết cấu móng, kết cấu tầng hầm và hệ thống kỹ thuật phần ngầm của nhà phải được tính toán, thiết kế dựa trên các đặc trưng của đất nền, điều kiện địa chất thủy văn tại địa điểm xây dựng, cũng như mức độ xâm thực của đất nền và nước ngầm, phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Đảm bảo an toàn chịu lực và ổn định;
Đảm bảo độ lún, lún lệch nằm trong giới hạn cho phép theo quy định của nhiệm vụ thiết kế và tiêu chuẩn được lựa chọn áp dụng;
Đảm bảo an toàn cho bản thân công trình và các công trình lân cận trong quá trình thi công móng và tầng hầm.
2.3.4 Nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp trong quá trình thi công và khai thác sử dụng phải không được gây hư hỏng tới hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các công trình lân cận.
2.3.5 Khi cải tạo nhà chung cư, nhà chung cư hỗn hợp cần tính đến sơ đồ kết cấu, tình trạng thực tế của nhà.”
Các phân khúc chung cư phổ biến
#1 Phân khúc cao cấp
Mỗi căn hộ trong chung cư cao cấp thường có diện tích đảm bảo từ 50 cho đến hơn 100m2 cho các căn từ 1 – 3PN. Các dự án cao cấp phải được trang bị nội thất cao cấp đến từ những thương hiệu nội thất lớn trong và ngoài nước. Bên cạnh đó là hệ thống các tiện ích nội khu chất lượng, mang lại trải nghiệm sống hoàn hảo cho cư dân.
Thông thường, chung cư cao cấp được xây dựng ở vị trí có hệ thống giao thông thuận tiện, gần trung tâm; mật độ xây dựng thấp (không quá 45%). Sảnh chính được bố trí độc lập với lối vào nhà để xe; Các khu vực dịch vụ, thương mại tòa nhà, có quầy lễ tân; Hành lang căn hộ rộng tối thiểu 1m8;
Ngoài ra, các dự án cao cấp phải được trang bị máy phát điện dự phòng, hệ thống cấp điện đảm bảo sinh hoạt, hệ thống thiết bị chữa cháy tự động.
#2 Phân khúc trung cấp
Đây cũng là phân khúc đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các khách hàng mua để ở và nhà đầu tư bởi đa dạng về mức giá, phù hợp với nhiều nhu cầu.
Vị trí triển khai của phân khúc tầm trung thường có hệ thống giao thông thuận tiện, cách các trục đường chính dưới 0,5 km, cách các phương tiện giao thông công cộng đô thị (ga, bến đỗ, trạm dừng xe bus, tàu điện ngầm, tàu điện trên cao) trong phạm vi dưới 1km.
Hệ thống tiện ích và vận hành của phân khúc chung cư này đều phải đảm bảo chất lượng, mật độ xây dựng không quá 55%.
Tương tự như phân khúc cao cấp, chung cư trung cấp có sảnh căn hộ bố trí độc lập với lối vào khu vực để xe, dịch vụ, thương mại và khu vực công cộng khác; Hành lang căn hộ rộng tối thiểu 1m5; Mỗi thang máy phục vụ tối đa 50 căn hộ…
Ngoài ra, chung cư trung cấp phải có máy phát điện dự phòng đủ công suất và hệ thống cấp điện đảm bảo cho sinh hoạt trong căn hộ và hoạt động của các thiết bị, chiếu sáng chung của tòa nhà khi mất điện lưới hoặc nguồn cấp điện bình thường khác của tòa nhà.
#3 Phân khúc chung cư bình dân (giá rẻ)
Các phân khúc này thường có vị trí xa trung tâm, nằm tại các khu vực đang phát triển của thành phố hoặc các huyện như: Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn… Tuy thuộc phân khúc bình dân nhưng các căn hộ này vẫn phải đảm bảo yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc; cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, điều kiện dịch vụ quản lý sử dụng đạt tiêu chuẩn, đáp ứng được điều kiện để đưa vào khai thác sử dụng. Về các tiện ích, đa số các chung cư bình dân chỉ có tiện ích nội khu cơ bản như công viên, còn lại cư dân phải sử dụng các tiện ích ngoại khu của khu vực đó.
Các loại hình căn hộ chung cư phổ biến hiện nay
Căn hộ thông thường
Đây là loại hình phổ biến, có ở tất cả các chung cư từ bình dân cho đến cao cấp. Căn hộ thường được thiết kế đơn giản gồm phòng ngủ, phòng khách, phòng bếp và nhà vệ sinh, có nhiều mức giá phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người.
Căn hộ studio
Là các căn hộ có diện tích nhỏ, phù hợp cho những người sống một mình, sinh viên thuê. Thiết kế căn hộ studio không có vách ngăn nhưng vẫn đầy đủ các chức năng cơ bản như phòng ngủ, khách, bếp, khu vực vệ sinh được quây thành góc riêng. Giá căn hộ studio thuộc loại trung bình.
Căn hộ officetel
Đây là loại hình căn hộ có chức năng như một nhà ở, khách sạn và văn phòng có đầy đủ tiện nghi với phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm và nội thất cơ bản để làm việc. Thiết kế căn hộ loại này hiện đại, tích hợp nội thất thông minh đa năng giúp dễ dàng biến đổi phòng khách thành phòng ngủ, bàn làm việc thành bàn ăn,…
Căn hộ officetel thường có diện tích từ 25 – 50m2, phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ hoặc nhóm doanh nghiệp startup, đặc biệt là những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ, đòi hỏi sự sáng tạo, tập trung, thoải mái, tiện lợi. Giá căn hộ officetel thường thấp hơn so với mức giá một căn hộ để ở thông thường.
Shophouse
Loại hình căn hộ đặc biệt này là sự kết hợp giữa kiến trúc nhà ở và cửa hàng kinh doanh, thường được gọi là căn hộ thương mại shophouse. Căn hộ shophouse nằm ở vị trí tầng trệt của các dự án nhà phố thương mại, nơi có cộng đồng dân cư đông và vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh. Các căn shophouse thường có hai tầng cách biệt, đảm bảo được chức năng kinh doanh và nhu cầu để ở riêng biệt.
Căn hộ penthouse
Loại hình này thường chỉ có ở những dự án chung cư lớn, căn hộ cao cấp, nằm tại tầng cao nhất của tòa nhà và không nhất thiết phải là căn hộ thông tầng. Những căn hộ penthouse có thiết kế thiên về không gian mở, thường liên thông với nhau hướng tới khung cảnh đẹp mắt trên cao, mái hiên diện tích lớn và có ban công rộng bao quanh.
Ngoài những khu vực chức năng như các căn hộ thông thường, penthouse còn được bố trí thêm các tiện ích cao cấp như bể bơi, sân vườn,… Nội thất căn hộ thiết kế sang trọng, hiện đại. Giá bán các căn hộ loại này rất cao.
Căn hộ Duplex
Đây là hình thức thiết kế căn hộ thông tầng giữa ít nhất hai tầng liền kề trong cùng một tòa nhà. Khác với penthouse nằm trên tầng cao nhất của tòa nhà, những căn Duplex có thể nằm xen kẽ với các tầng có căn hộ thường chứ không có định trên tầng áp mái.
Thiết kế của loại hình này cũng thường sang trọng và không gian rộng lớn phù hợp với gia đình có nhiều thành viên. Cầu thang được thiết kế ngay bên trong căn hộ, thiết kế độc đáo với chất liệu kính ở mặt ngoài để mở tối đa góc nhìn. So với những căn hộ thông thường, Duplex có giá cao hơn nhiều.
Sky Villa
Căn hộ sky villa là sự hòa trộn giữa thiết kế của một căn biệt thự và một căn hộ hạng sang với không gian sống rộng lớn và tiện nghi như một biệt thự nghỉ dưỡng trên không sang trọng với bể bơi ngoài trời, sân vườn, cây xanh… Toàn bộ không gian của căn biệt thự trên không được đảm bảo quyền riêng tư với lối đi, thang máy riêng.
Nội thất trang trí của căn hộ đều hướng đến sự tiện nghi, sang trọng và đẳng cấp. Do diện tích lớn và đầu tư nhiều tiện ích nên mức giá của Sky Villa cao hơn hẳn các loại hình nhà ở thông thường.
Điều kiện để nhà chung cư được phép bán
Theo Điều 118 Luật nhà ở 2014 quy định điều kiện để nhà chung cư được phép bán gồm:
Có Giấy chứng nhận
Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu
Đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn
Không bị kê biên để thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật
Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền
Với nhà chung cư ở dạng nhà ở hình thành trong tương lai thì điều kiện để được bán gồm:
Đã có hồ sơ dự án đầu tư xây dựng nhà ở
Có thiết kế kỹ thuật nhà ở được phê duyệt
Có giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có
Đã hoàn thành việc xây phần móng của nhà ở
Hoàn thành việc đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông, cấp thoát nước, điện sinh hoạt, chiếu sáng công cộng
Hồ sơ thiết kế và tiến độ của dự án đã được phê duyệt
Đã giải chấp nếu chủ đầu tư có thế chấp nhà ở này trừ khi được người mua và bên nhận thế chấp đồng ý
Đã có văn bản thông báo của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc đủ điều kiện được bán.
Điều kiện để được phép mua bán chung cư
Điều 119 Luật Nhà ở 2014 quy định điều kiện của các bên khi tham gia giao dịch về nhà ở. Theo đó, để được phép mua bán chung cư, các bên bán, bên mua phải đáp ứng điều kiện được phép giao dịch nhà ở.
Phải là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện việc mua bán chung cư.
Nếu là cá nhân thì phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân.
Bên mua phải đáp ứng các điều kiện sau:
Nếu là cá nhân trong nước thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không bắt buộc phải có đăng ký thường trú tại nơi có nhà chung cư.
Nếu là cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có đủ năng lực hành vi dân sự, phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại nơi có chung cư.
Nếu là tổ chức thì phải có tư cách pháp nhân, không phụ thuộc vào nơi đăng ký kinh doanh, nơi thành lập.
Nếu là tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; Nếu được ủy quyền quản lý thì phải có chức năng kinh doanh dịch vụ bất động sản và đang hoạt động tại Việt Nam.