Hiển thị tất cả 12 kết quả

Trong nên kinh tế thị trường như hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa diễn ra thường xuyên và lớn dần về quy mô và số lượng. Các cá nhân, tổ chức tham gia vào thị trường kinh doanh ngày càng nhiều. Vậy mua bán là gì? Đặc điểm của mua bán là gì? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của mua bán nhà đất để được giải đáp một cách cụ thể và chi tiết.

Mua bán là gì?

  • Mua bán là hoạt động được thực hiện giữa bên mua và bên bán, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận
  • Việc mua bán dựa trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tự do thỏa thuận theo ý chí của các bên. Hàng hóa được mua bán, trao đổi có thể là hàng hóa đang hiện hữu hoặc có thể là hàng hóa sẽ hình hành trong tương lai được phép lưu thông trên thị trường.
  • Phương thức mua bán, trao đổi có thể là trực tiếp tiến hành bởi các bên hoặc thông qua trung gian, bên thứ ba.

Đặc điểm của mua bán là gì?

Mua bán bao gồm mua bán hàng hóa trong thương mại và mua bán hàng hóa trong dân sự. Mua bán hàng hóa trong thương mại có các đặc điểm sau:

  • Thứ nhất, chủ thể chủ yếu thực hiện quan hệ mua bán hàng hóa là thương nhân

Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Thương nhân đó có thể là cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài theo quy định của pháp luật.

  • Thứ hai, mua bán hàng hóa trong thương mại gắn với mục đích sinh lợi

Mục đích của các bên chủ thể mua bán tài sản trong quan hệ dân sự thường hướng đến mục đích tiêu dùng, sinh hoạt. Còn đối với các bên chủ thể mua bán hàng hóa trong quan hệ thương mại lại hướng đến mục đích chính là mục đích sinh lợi là chính.

Theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

  • Thứ ba, thuộc tính của hàng hóa

Hàng hóa bao gồm: Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và những vật gắn liền với đất đai.

Mua bán trong quan hệ dân sự là gì?

  • Mua bán hàng hóa thực chất là một dạng của mua bán tài sản vì thế nên mua bán hàng hóa sẽ mang những đặc điểm của mua bán tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
  • Mua bán tài sản là việc bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. Mua bán tài sản/háng hóa đều được thể hiện qua hình thức pháp lý là hợp đồng.
  • Mục đích chính của mua bán hàng hóa trong dân sự không nhất thiết là có mục đích kinh doanh mà có thể nhằm các mục đích khác như: tiêu dùng, tặng, cho,…
  • Chủ thể trong quan hệ mua bán hàng hóa có thể là bất kỳ người nào có nhu cầu và có năng lực hành vi theo quy định của pháp luật.

Căn cứ pháp lý

  • Luật thương mại 2005 số  36/2005/QH11 ban hành  ngày 14 tháng 06 năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày  01 tháng 01 năm 2006