Thành phố Dĩ An nằm ở phía đông nam tỉnh Bình Dương, có vị trí địa lý:
- Phía đông giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai
- Phía nam giáp thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Phía tây giáp thành phố Thuận An
- Phía bắc giáp thành phố Tân Uyên.
Thành phố Dĩ An có diện tích 60,05 km², dân số năm 2021 là 463.023 người, mật độ dân số đạt 7.711 người/km².
Hiện nay, Dĩ An là trung tâm công nghiệp, kinh tế và là đơn vị hành chính cấp huyện có dân số đông thứ 2 của tỉnh Bình Dương, sau thành phố Thuận An. Dĩ An là thành phố trực thuộc tỉnh có quy mô dân số đứng thứ 3 cả nước. Dĩ An là cửa ngõ quan trọng để đi các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc.
Lịch sử Thành phố Dĩ An
Dĩ An thuộc tổng Bình An, huyện Phước Long, dinh Trấn Biên năm 1698. Thực dân Pháp năm 1880, sắp xếp lại cơ cấu hành chính củng cố chính trị. Dĩ An là một phần thuộc quận Thủ Đức tỉnh Gia Định và một phần thuộc tỉnh Biên Hoà.
Dĩ An trước năm 1975
Chính quyền Việt Nam Cộng hoà từ 1954 đến 1975, thành lập quận Dĩ An thuộc tỉnh Biên Hòa. Huyện Thủ Đức được chia thành 2 huyên là Dĩ An và Thủ Đức và đến năm 1961 thì trở lại như cũ. Dĩ An năm 1962, chia thành 2 huyện là Bắc Thủ Đức và Nam Thủ Đức. Dĩ An thành quận của phân khu 5 tháng 7/1967. Quận Dĩ An tháng 8/1971, được nhập với quận Bắc Thủ Đức thành quận An Đức. Quận Dĩ An tháng 10/1972, giao về tỉnh Biên Hoà, đến đầu năm 1974 Dĩ An lại được giao về tỉnh Thủ Dầu Một. Huyện Lái Thiêu và Dĩ An của Sông Bé tháng 10/1976, sáp nhập thành Thuận An.
Dĩ An sau năm 1975
Dĩ An được tái lập theo Nghị định 58/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/7 năm 1999. Khi mới tái lập Dĩ An gồm thị trấn Dĩ An và 5 xã: Tân Đông Hiệp, An Bình,Tân Bình, Đông Hòa, Bình An. Thành lập xã Bình Thắng Ngày 12/12/2003, từ diện tích và dân số của xã Bình An. Huyện Dĩ An gồm thị trấn Dĩ An và 6 xã: An Bình, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp, Tân Bình, Bình Thắng, Bình An.
Dĩ An được nâng lên cấp thị xã theo Nghị quyết 04/NQ-CP của Chính phủ ngày 13/1/2011.
Dĩ An được nâng lên cấp Thành phố Nghị quyết 857/NQ-UBTVQH14 của Chính phủ ngày 10/1/2010, có hiệu lực ngày 1/2/2020.
Trước đây Dĩ An là vùng nông nghiệp, vùng gò và ruộng, người dân chủ yếu sinh sống bằng nghề trồng lúa và hoa màu. Khi đó, sản xuất nông nghiệp của huyện năng suất thấp; sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp chủ yếu quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, giá trị tổng sản lượng không lớn; hệ thống chợ, trung tâm thương mại chưa được hình thành; giao thông đi lại còn khó khăn. Đến nay, Dĩ An đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên thành đô thị lớn của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, một trong 3 thành phố lớn trực thuộc tỉnh Bình Dương.
Hạ tầng đô thị thành phố Dĩ An
Giải trí
Nhằm phục vụ nhu cầu về vui chơi – giải trí, sinh hoạt cộng đồng của người dân, cũng như hướng tới đô thị loại II, Thành phố Dĩ An đã, đang xây dựng và đưa vào hoạt động nhiều công trình công cộng mới: Quảng trường trung tâm Thành phố Dĩ An, Công viên Trung tâm hành chính Thành phố Dĩ An, Công viên Dĩ An, Công viên Rạp hát Dĩ An, Công viên Liêu Viễn Kiều, Công viên Tân Đông Hiệp, Công viên văn hóa Nhị Đồng, Sân vận động Thành phố Dĩ An, Sân vận động phường Dĩ An, Nhà văn hóa Thành phố Dĩ An, Thư viện Thành phố Dĩ An, Nhà Thiếu nhi Thành phố Dĩ An… cùng với nhiều công trình tiểu cảnh xanh, nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn.
Văn hóa
Công viên nước Dĩ An, biểu tượng một thời của thị xã Dĩ An (cũ) đã được dở bỏ và thay thế bằng Quảng trường trung tâm Thành phố Dĩ An vào năm 2020, cũng là công trình chào mừng Nghị quyết thành lập Thành phố Dĩ An của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Môi trường
Thành phố cũng đã xây dựng và đưa vào khai thác Nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt Dĩ An với hệ thống đường ống thu gom hoàn chỉnh, đây sẽ là hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt trực tiếp của người dân Thành phố, tiến đến trong tương lai, các hộ gia đình trên địa bàn sẽ không xây dựng hố ga. Đến hết tháng 8 năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 2.657 hộ gia đình tham gia đấu nối vào hệ thống thu gom và xử lý nước thải.
Trung tâm hành chính
Trung tâm Hành chính công Thành phố Dĩ An tọa lạc tại vị trí đắc địa, phường Dĩ An, Thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, là Trung tâm hành chính – công vụ tập trung của chính quyền Thành phố. Gồm các cơ quan ban ngành, công trình phúc lợi của Thành phố như: Văn phòng Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân, Toà án nhân dân, Công an Thành phố, Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, Trung tâm Văn hoá – Thể thao…
Phát triển đô thị tại Dĩ An
Kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của Thành phố ngày càng được hoàn thiện, các khu dân cư mới được hình thành, 46/55 tuyến đường được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình trọng điểm của Thành phố và các phường được đưa vào sử dụng đã phục vụ tốt hơn cho đời sống nhân dân trên địa bàn và thu hút đầu tư phát triển.
Tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 100%; Tỷ lệ cây xanh – mặt nước bình quân trên đầu người là 7,9m²/người. Tỷ lệ hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia là 100%.
Dĩ An cũng đang thực hiện chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn bắt buộc đối với một số trường công lập, Khu dân cư đô thị Trung tâm hành chính Thành phố Dĩ An và tuyến đường Nguyễn An Ninh thuộc khu phố Nhị Đồng 2 (phường Dĩ An), gồm 48 cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; 106 nhà hàng, khách sạn, quán ăn, karaoke và khoảng 1.400 hộ dân nhằm nâng cao ý thức người dân, học sinh, tiến tới áp dụng trên toàn địa bàn Thành phố.
Thành phố có nhiều khu đô thị, thương mại – dịch vụ mới, tiêu biểu là Trung tâm thương mại Vincom Plaza Dĩ An đầu tiên của tỉnh Bình Dương vừa được khánh thành vào năm 2019.
Khu dân cư đô thị Trung tâm hành chính Thành phố Dĩ An, tọa lạc tại Trung tâm hành chính Thành phố Dĩ An, cùng với khu vực Big C, được xem là vùng đắc địa bậc nhất của Thành phố, ngang ngửa vùng trung tâm các quận ngoại thành TP. Hồ Chí Minh.
Phát triển kinh tế tại Dĩ An
Thành phố Dĩ An có 7 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động là Sóng Thần 1, Bình Đường, Sóng Thần 2, KCN Tân Bình, Tân Đông Hiệp A, Tân Đông Hiệp B, Cụm công nghiệp may mặc Bình An.
Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện 39. 396 tỷ đồng năm 2012. Trong đó khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 58,85%, khu vực ngoài quốc doanh chiếm 40,97%, khu vực quốc doanh chiếm 0,18%. Những ngành có giá trị sản xuất tăng khá như dệt may, giày da, chế biến gỗ, chế biến thực phẩm, sản xuất các sản phẩm từ gỗ, hóa chất, giấy, điện tử … Thành phố Dĩ An Năm 2012, thu ngân sách đạt trên 2. 000 tỷ đồng. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ước đạt 12. 609 tỷ đồng.
Giao thông thành phố Dĩ An
Các tuyến đường quan trọng đi qua Dĩ An như Quốc lộ 1, Quốc lộ 52 và tuyến đường sắt Bắc – Nam, các ga xe lửa quan trọng là ga Dĩ An và ga Sóng Thần. Trong tương lai sẽ có một tuyến đường sắt xuất phát từ ga Sóng Thần đi Mỹ Tho để chuyên chở hàng hóa, trái cây từ các tỉnh miền Tây Nam Bộ về các tỉnh miền Đông Nam Bộ. Đường Mỹ Phước Tân Vạn đang được hoàn thiện cũng là con đường huyết mạch của Dĩ An đi về trung tâm tỉnh Bình Dương, qua TP. Thuận An, TP. Thủ Dầu Một và Quốc lộ 1.
Là địa phương có nhiều khu công nghiệp, hiện nay, các tuyến đường huyết mạch của Thành phố đã và đang xuống cấp nghiêm trọng do tần suất lưu thông cao của các xe container: Quốc lộ 1K, ĐT743,… Cùng với đó là thực trạng kẹt xe, tai nạn giao thông tại các nút giao trọng điểm, Thành phố đã và đang xây dựng, mở rộng tuyến ĐT743 đoạn từ ngã tư miếu Ông Cù đến cầu vượt Sóng Thần và 2 cây cầu vượt tại nút giao ngã tư 550 và nút giao ngã 6 An Phú.
Trong nhiệm kỳ 2015-2020, nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố được đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp mở rộng đã làm thay đổi rõ nét đô thị của Dĩ An, như đường: Lê Hồng Phong, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Trãi, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Thị Khắp,…
Giáo dục tại thành phố Dĩ An
Dĩ An có trường học như Trung hoc phổ thông Dĩ An, Trung hoc phổ thông Nguyễn An Ninh, Trung hoc phổ thông Bình An, TH Dĩ An, Trung học cơ sở Tân Đông Hiệp, Trung học cơ sở Võ Trường Toảnv. v… Trung học cơ sở Bình Thắng, trường Mầm non Võ Thị Sáu đạt chuẩn quốc gia, . Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh có có diện tích nằm trên địa phận Dĩ An.
Di tích lịch sử và du lịch tại Dĩ An
- Chùa núi Châu Thới Bình Dương
- Di tích căn cứ cách mạng Hố Lang
- Đình thần Dĩ An