Cho Thuê là một giao dịch hợp đồng giữa hai chủ thể gồm bên chủ sở hữu tài sản và bên sử dụng tài sản. Trong đó bên chủ sở hữu tài sản là bên cho thuê chuyển giao tài sản cho bên đi thuê sử dụng trong một thời gian nhất định và bên sử dụng phải thanh toán tiền thuê cho bên chủ sở hữu tài sản.
Cho thuê có hợp đồng là gì? Đặc điểm của loại hợp đồng cho thuê? Các loại hợp đồng cho thuê?
Cho thuê tài sản là một hoạt động được thực hiện phổ biến trong thực tế. Pháp luật cũng có các quy định liên quan nhằm khẳng định pháp lý của hợp đồng thuê tài sản. Việc lập hợp đồng thuê tài sản giúp các bên xác định chính xác các quyền và nghĩa vụ liên quan. Từ đó tạo ra sự ràng buộc nhất định trong thực hiện thỏa thuận. Điều này còn hạn chế các trang chấp và các rủi ro phát sinh trong thực tế. Do đó, cho thuê có hợp đồng là quyền và nghĩa vụ đặt ra với các chủ thể khi xác lập hợp đồng thuê.
Cho thuê có hợp đồng là gì?
Cho thuê là việc phát sinh quan hệ thuê tài sản giữa người cho thuê và người đi thuê tài sản. Hành vi cho thuê và các thỏa thuận xác lập phải được ghi trên nội dung hợp đồng thuê tài sản. Nhằm xác lập các điều khoản thỏa thuận. Hợp đồng là căn cứ xem xét giải quyết khi một trong hai bên có dấu hiệu vi phạm nghĩa vụ.
Như vậy cho thuê có hợp đồng là việc thiết lập các điều khoản cụ thể. Và ghi nhận các thỏa thuận trong hợp đồng. Các điều khoản này được hai bên trong quan hệ hợp đồng tự do thỏa thuận và thiết lập. trên cơ sở tự nguyện về ý chí. Tuy nhiên hình thức hợp đồng phải có đủ một số thông tin cơ bản xác định các quyền và nghĩa vụ theo luật định.
Cho thuê có hợp đồng là điều kiện bắt buộc pháp luật đặt ra đối với các bên có nhu cầu trong cho thuê tài sản. Nghĩa vụ cơ bản được xem xét đối với các bên. Bên A thuê tài sản của bên B. A có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho B theo thỏa thuận. Theo đó, A được sử dụng tài sản, khai thác các công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản.
Sự cần thiết xác lập hợp đồng cho thuê tài sản.
Cho thuê tài sản là hoạt động được thực hiện giữa người cho thuê và người thuê thông qua thỏa thuận. Các nội dung này đề cập đến quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tương xứng. Các quyền của bên này được coi là nghĩa vụ bên kia phải thực hiện và ngược lại. Do đó mà có thể thấy, một số điều khoản cho thấy sự xung đột lợi ích mà hai bên hướng đến.
Do đó, việc ghi nhận các thỏa đó trong hợp đồng giúp các bên có căn cứ trong xem xét, đánh giá khả năng thực hiện nghĩa vụ của bên còn lại. Cũng như là văn bản có giá trị để xác định khi hai bên xảy ra mâu thuẫn hoặc tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ đối với tài sản thuê.
Việc cho thuê có hợp đồng là các nội dung pháp luật có quy định cụ thể. Trong hợp đồng cần thể hiên các nội dung cơ bản được quy định từ Điều 472 đến Điều 482 Bộ luật Dân sự năm 2015. Do đó, xác lập hợp đồng được quy định bắt buộc phải thực hiện.
Đặc điểm của hợp đồng cho thuê.
Với cho thuê có hợp đồng. Là sự cho phép diễn ra thỏa thuận xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cho thuê. Do đó, pháp luật thể hiện nội dung đối với hợp đồng thuê tài sản như sau:
“Điều 472. Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.“.
Với sự thể hiện này, có thể xác định các đặc điểm đối với hoạt động cho thuê có hợp đồng như sau:
Luôn xác lập trạng thái hợp đồng có đền bù:
Bên thuê được sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất định. Khi hợp đồng thuê được xác lập thì mỗi bên đều chuyển giao cho nhau những lợi ích dựa trên nhu cầu thuê và cho thuê. Tính chất này cũng được bổ sung và làm rõ bởi hợp đồng được giao kết là hợp đồng song vụ. Các bên đều có nghĩa vụ với nhau. Việc trả một khoản tiền tương ứng với giá trị sử dụng thể hiện tính chất có đền bù trong hợp đồng cho thuê tài sản.
Tính có đền bù giúp các bên trong hợp đồng đảm bảo quyền của mình được thực hiện. Cũng như do đó mà nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ. Bởi nếu thực hiện sai thỏa thuận, các bên không đạt được các khoản giá trị tương ứng. Bên cho thuê không nhận được tiền thuê. Bên thuê tài sản không khai thác được giá trị trên tài sản thuê. Điều này ràng buộc các bên trong nghĩa vụ cần thực hiện.
Có thể là hợp đồng ưng thuận, có thể là hợp đồng thực tế:
Tùy từng trường hợp mà hợp đồng thuê tài sản là hợp đồng ưng thuận hay họp đồng thực tế.
Hợp đồng ưng thuận thể hiện tính chất phát sinh hiệu lực của hợp đồng trên thực tế tại thời điểm giao kết. Nếu các bên không có thỏa thuận khác, hợp đồng có hiệu lực trên thực tế. Các nội dung hợp đồng ràng buộc nghĩa vụ với hai bên. Các nghĩa vụ này được hiện theo thỏa thuận được ghi nhận trong hợp đồng. Trên thực tế, ngay cả khi hành vi chuyển giao tài sản thuê chưa được thực hiện thì hợp đồng cũng đã phát sinh hiệu lực. Như vậy, nếu các bên không có thỏa thuận khác về thời điểm có hiệu lực, thì hợp đồng thuê tài sản là một hợp đồng ưng thuận.
Hợp đồng thực tế thể hiện tính chất phát sinh hiệu lực của hợp đồng trên thực tế. Tại thời điểm chuyển giao tài sản là đối tượng của hợp đồng. Nếu các bên có thỏa thuận thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tại thời điểm chuyển giao tài sản. Hợp đồng chỉ có hiệu lực khi bên cho thuê đã chuyển giao tài sản thuê cho bên thuê thì hợp đồng đó là một hợp đồng thực tế.
Là hợp đồng song vụ:
Các nội dung trong hợp đồng được xác lập dựa trên ý chí tự nguyện của các bên. Tại thời điểm ký kết hoặc thời điểm phát sinh hiệu lực hợp đồng do các bên thỏa thuận. Các quyền và nghĩa vụ được xác lập bắt đầu có hiệu lực. Nói cách khác từ thời điểm có hiệu lực, các bên trong hợp đồng thuê tài sản đều có quyền và nghĩa vụ đối với nhau.
Hợp đồng song vụ thể hiện các quyền và nghĩa vụ được xác lập với cả hai bên.
Quyền của bên này là nghĩa vụ đối với bên kia và ngược lại. Trong hợp đồng cho thuê tài sản. Ngoài các nghĩa vụ phát sinh do hai bên thỏa thuận nhằm tối đa hóa các lợi ích đạt được thì.
Bên cho thuê có nghĩa vụ trao tài sản thuê cho bên thuê. Có quyền nhận các thanh toán tiên thuê từ bên thuê đúng thời gian và giá trị như đã thỏa thuận.
Bên thuê có nghĩa vụ thanh toán tiền thuê tài sản. Có quyền sử dụng tài sản thuê, thực hiện các giao dịch khác trên tài sản thuê nếu được bên cho thuê đồng ý. Được sử dụng tài sản thuê là công cụ, phương tiện hay thiết bị, máy móc để làm việc và tìm kiếm lợi nhuận. Hưởng các hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản thuê nếu hai bên không có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, về đối tượng của hợp đồng thuê tài sản. Tài sản thuê phải tồn tại ở dạng vật và phải là vật không tiêu hao. Điều này đảm bảo cho các quyền của hai bên được thực hiện hiệu quả trên thực tế. Tránh những tranh chấp khi trả lại tài sản thuê không giữ được hiện trạng ban đầu.
Các loại hợp đồng cho thuê:
Về cơ bản các tính chất cho thuê đối với hợp đồng thuê là khác nhau. Đó là việc xét trên các quyền và nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng dẫn đến xác tính chất trong thực hiện. Có thể phân loại hợp đồng cho thuê thành:
Hợp đồng thuê tài sản thông thường:
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. (Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015).
Với đối tượng của hợp đồng là các tài sản được chuyển giao cho bên thuê quản lý, sử dụng, khai thác công dụng trong một thời gian. Các bên có các quyền và nghĩa vụ cơ bản chung được quy định từ Điều 472 đến Điều 482 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Hợp đồng thuê khoán tài sản:
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê. (Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015).
Các nội dung về hợp đồng thuê khoán tài sản được thực hiện trong các quy định chung về hợp đồng thuê tài sản. Ngoài ra, các nội dung cụ thể đối với hợp đồng thuê khoán tài sản được quy định cụ thể từ Điều 483 đến Điều 493 Bộ luật Dân sự năm 2015. Có thể thấy hợp đồng thuê khoán tài sản là một hình thức xác lập hợp đồng đặc biệt của hợp đồng cho thuê tài sản.
Như vậy đối với hợp đồng thuê khoán. Các thiết lập trên quyền và nghĩa vụ được thể hiện khác so với hợp đồng thuê thông thường. theo đó:
Bên thuê khoản giao tài sản cho bên nhận thuê khoán. Thu các lợi ích và hoa lợi, lợi ích, hưởng giá trị khai thác và có nghĩa vụ trả tiền cho bên nhận thuê khoán.
Bên cho thuê khoán nhận tài sản thuê khoán. Có nghĩa vụ thực hiện các hoạt động liên quan nhằm khai thác cộng dụng, hoa lợi,… trên tài sản thuê khoán và trao trả cho bên thuê khoán. Được quyền hưởng giá trị tiền thuê xứng đáng theo thỏa thuận.
Như vậy trong nhu cầu thuê tài sản, các chủ thể cần thiết phải xác lập hợp đồng giao dịch. Hoạt động này đem đến các lợi ích nhất định cho các bên và bảo đảm nghĩa vụ được thực hiện trên thực tế.
Khái niệm về hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.
Nếu hai bên là bên có tài sản và bên đi thuê tài sản thống nhất được với nhau tất cả các vấn đề bao gồm thời hạn thuê, giá thuê, tiền thuế ai phải nộp, quyền và nghĩa vụ của các bên, sửa chữa, cải tạo nhà nếu có, hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng, phạt vi phạm hợp đồng, bồi thường thiệt hại khi có thiệt hại thực tế phát sinh…. để cùng ký vào một hợp đồng ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa các bên trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng. Thời điểm các bên đồng ý ký và ký vào hợp đồng là hoàn tât quá trình giao kết hợp đồng của các bên.
Ví dụ về hợp đồng thuế tài sản: Hợp đồng cho thuê nhà, hợp đồng cho thuê đất, hợp đồng cho thuê xe ô tô, hợp đồng cho thuê rạp, hợp đồng cho thuê phòng, hợp đồng cho thuê máy,……trên thực tế có rất nhiều loại hợp đồng thuê tài sản thực tế phát sinh do nhu cầu của cuộc sống thường ngày mà tạo ra sự đa dạng trong vấn đề hợp đồng thuê.
Đặc điểm của hợp đồng thuê tài sản:
Thứ nhất, chủ thể của hợp đồng thuê tài sản là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện việc ký kết và tham gia thực hiện hợp đồng thuê tài sản.
Cá nhân tham gia hợp đồng thuê tài sản phải đảm bảo có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc ký kết hợp đồng thuê tài sản.
Nếu là tổ chức tham gia ký hợp hợp đồng thuê thì tổ chức có thể là doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, tài sản thuê là tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của bên cho thuê, bên cho thuê có thể cung cấp đầy đủ các giấy tờ để chứng minh quyền cho thuê của mình là hợp pháp đối với bên đi thuê. Trong quá trình thuê, bên cho thuê phải đảm bảo bên thuê được sử dụng ổn định tài sản thuê, không bị tranh chấp về quyền, bị ảnh hưởng các quyền về sử dụng ổn định, bất kỳ sự hư hỏng nào đối với tài sản thuê không phải do lỗi của bên thuê gây ra thì bên cho thuê sẽ phải chịu trách nhiệm sửa chữa nhà đảm bảo giá trị sử dụng ban đầu của tài sản thuê đó, trừ khi các bên có thoả thuận khác được nêu trong hợp đồng.
Thứ ba, khi nào chuyển giao tài sản?
Thời gian chuyển giao tài sản là khoảng thời gian mà hai bên có thoả thuận để bên cho thuê bàn giao tài sản cho bên thuê. Thời điểm chuyển giao tài sản có thể trùng khớp với thời điểm bắt đầu tính thời hạn thuê của hợp đồng, cũng có thể việc chuyển giao tài sản này để bên thuê sửa chữa, cải tạo lại nhà theo thoả thuận để phù hợp với đièu kiện kinh doanh buôn bán của họ thì thời hạn bàn giao không trùng với thời điểm bắt đầu tính thời hạn hợp đồng thuê mà được xác định sau đó.
Thứ tư, thời hạn thuê tài sản
Thời hạn thuê tài sản là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác mà bên thuê có thể sử dụng và khai thác giá trị của tài sản trong thời gian đó. Trong thời hạn này bên thuê cũng phải đảm bảo việc sử dụng tài sản đúng mục đích thuê, không được thực hiện hành vi huỷ hoại, hư hỏng tài sản….. nếu vi phạm thì có thể bị xử lý về những hành vi này.
Hình thức của hợp đồng thuê tài sản
Phụ thuộc vào đối tượng của hợp đồng là động sản, bất động sản mà hình thức của hợp đồng phải tuân theo quy định của pháp luật.
Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản mà Nhà nước không kiểm soát khi chuyển nhượng hoặc tài sản không phải đăng kí quyền sở hữu thì hợp đồng thuê tài sản phải được lập thành văn bản nếu các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Văn bản do các bên viết tay hoặc đánh máy và có chữ kí của hai bên. Văn bản còn có thể là hoá đơn cho thuê (nếu thuê tại cửa hàng có đăng kí kinh doanh). Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa bên cho thuê và bên thuê, vào thời gian dài hay ngắn mà các bên có thể thoả thuận bằng miệng hoặc bằng vân bản.
Nếu đối tượng của hợp đồng là bất động sản hoặc tài sản phải đăng kí quyền sở hữu và pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, đăng kí hoặc phải xin phép thì các bên trong hợp đồng thuê tài sản phải tuân theo những quy định này.
Việc thuê quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai.
Tóm lại, hình thức của hợp đồng thuê tài sản bao gồm các hình thức sau:
Hợp đồng thuê tài sản có công chứng
Hợp đồng thuê tài sản có chứng thực
Hợp đồng thuê tài sản có người làm chứng
Hợp đồng thuê tài sản không có người làm chứng
Và tuỳ thuộc theo loại tài sản mà bạn đem cho thuê là loại tài sản gì để lựa chọn hình thức của hợp đồng thuê phù hợp với loại tài sản đem cho thuê.
Giá thuê và thời hạn thuê
Giá thuê tài sản có gì đặc biệt?
Giá thuê tài sản phụ thuộc vào đối tượng thuê. Nếu tài sản có giá trị lớn, khi sử dụng đem lại nhiều lợi ích cho người thuê thì giá trị thuê tài sản sẽ cao. Thông thường, giá thuê do các bên thoả thuận hoặc theo giá thị trường hoặc giá thuê trong phạm vi khung giá nếu pháp luật có quy định.
Thời hạn cho thuê tai sản:
Thời hạn cho thuê là một khoảng thời gian xác định, hết khoảng thời gian đó, hợp đồng cho thuê chẩm dứt. Thời hạn thuê do các bên thoả thuận, thời hạn cho thuê cũng có thể được xác định dựa vào mục đích thuê. Bên thuê tài sản sử dụng tài sản vào một mục đích nhất định, sau khi đạt được mục đích thì hợp đồng thuê tài sản chấm dứt (Điều 474 Bộ luật dân sự năm 2015). Mục đích sử dụng tài sản của bên thuê phụ thuộc vào công việc mà bên thuê tiến hành. Khi tài sản được dùng vào một công việc, sau khi công việc đó hoàn thành đem lại kết quả cho bên thuê thì mục đích của bên thuê cũng đạt được. Do vậy, hợp đồng thuê tài sản sẽ chấm dứt.
Nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thuê tài sản:
Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê.
1. Bên cho thuê phải bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên thuê phải tự sửa chữa.
2. Trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên thuê thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một hoặc một số biện pháp sau đây:
a) Sửa chữa tài sản;
b) Giảm giá thuê;
c) Đổi tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích thuê không đạt được.
3. Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa tài sản thuê với chi phí hợp lý, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa.
Nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê.
1. Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
2. Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
– Nghĩa vụ bảo đảm quyền sử dung tài sản cho bên thuê
1. Bên cho thuê phải bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên thuê.
2. Trường hợp có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên thuê không được sử dụng tài sản ổn định thì bên thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Giao tài sản thuê.
1. Bên cho thuê phải giao tài sản cho bên thuê đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng, thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó.
2. Trường hợp bên cho thuê chậm giao tài sản thì bên thuê có thể gia hạn giao tài sản hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại; nếu tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận thì bên thuê có quyền yêu cầu bên cho thuê sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích.
1. Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
2. Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Trả tiền thuê tài sản
1. Bên thuê phải trả đủ tiền thuê đúng thời hạn đã thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả tiền thuê thì thời hạn trả tiền thuê được xác định theo tập quán nơi trả tiền; nếu không thể xác định được thời hạn theo tập quán thì bên thuê phải trả tiền khi trả lại tài sản thuê.
2. Trường hợp các bên thỏa thuận việc trả tiền thuê theo kỳ hạn thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu bên thuê không trả tiền trong ba kỳ liên tiếp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Trả lại tài sản thuê.
1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
Các loại hình cho thuê nói chung
Cho thuê có hai loại hình chính là cho thuê hoạt động (operating leases) và cho thuê tài chính (financial leases).
Cho thuê hoạt động: là loại cho thuê ngắn hạn và trong nội dung hợp đồng thuê tài sản không thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản.
Cho thuê tài chính: là loại cho thuê dài hạn và trong nội dung hợp đồng thuê tài sản có thể hiện sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền quyền sở hữu tài sản.
Phân biệt cho thuê hoạt động và cho thuê tài chính.
Trong đời sống thực tế ranh giới giữa hai loại cho thuê này cũng không rõ ràng. Do đó, hiện nay phần lớn các nước dựa trên các tiêu chuẩn do Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IASC- International Accounting Standard Council) đã qui định để xác minh một hợp đồng giao dịch được gọi là hợp đồng cho thuê hoạt động hay hợp đồng cho thuê tài chính.
Theo qui định của Ủy ban tiêu chuẩn kế toán quốc tế, bất cứ một giao dịch cho thuê nào thỏa mãn ít nhất một trong bốn tiêu chuẩn sau đây đều được gọi là cho thuê tài chính:
Quyền sở hữu tài sản được chuyển giao khi chấm dứt thời hạn hợp đồng.
Hợp đồng có qui định quyền chọn mua.
Thời hạn hợp đồng bằng phần lớn thời gian hoạt động của tài sản.
Giá của các khoản tiền thuê lớn hơn hoặc gần bằng giá trị của tài sản thuê.